Ngành cao su Việt Nam – Xuất khẩu tăng trưởng tích cực
Ngành cao su Việt Nam đang phát triển trở lại trước sự mất cân bằng cung – cầu của thế giới, trở thành điểm sáng trong ngành trồng cây công nghiệp lâu năm.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, mức xuất khẩu cao su của Việt Nam là 568 ngàn tấn cao su, đạt doanh thu 854 triệu USD (Số lượng giảm 3,1%, giá trị lại tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước). Kim ngạch xuất khẩu cao su tiếp tục có sự tăng trưởng tích cực với mức tăng 5,4%.
Ngành cao su Việt Nam – Xuất khẩu tăng trưởng tích cực
Sau giai đoạn cân bằng cung cầu nửa cuối những năm 2010-2020, thiếu hụt nguồn cung cao su thiên nhiên đã trở lại vào năm 2023. Dự kiến, tình trạng thiếu hụt sẽ kéo dài trong hai năm tới khi thị trường toàn cầu gặp khó khăn. Theo các chuyên gia, sự thiếu hụt có thể từ 600 đến 800 nghìn tấn mỗi năm.
Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), trong năm 2023, lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên đạt 15,50 triệu tấn, tăng 9,1% so với năm 2022. Trong khi lượng khai thác chỉ tăng 3,4%, đạt 15,14 triệu tấn, dẫn đến một khoảng thiếu hụt 0,36 triệu tấn trên thị trường toàn cầu.
Nhờ khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế, Việt Nam được hưởng lợi từ xu hướng tăng giá bán và cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu. Trong tháng 1/2024, giá trị xuất khẩu cao su của Việt Nam đã đạt 296 triệu USD, tăng 62,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 7 năm qua của nước ta.
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Theo các chuyên gia, sự gia tăng liên tục trong doanh thu xuất khẩu cao su của Việt Nam chủ yếu bởi mức giá xuất khẩu bình quân luôn ở mức cao trong thời gian vừa qua. Vào tháng 5/2024, giá xuất khẩu bình quân của cao su đã đạt 1.616 USD/tấn, tăng 1,2% so với tháng 4 năm 2024 và tăng 19,6% so với tháng 5 năm 2023.
Ngành cao su Việt Nam tái cơ cấu và áp dụng khoa học kỹ thuật
Để đáp ứng được nhu cầu thị trường cũng như chất lượng sản phẩm, ngành cao su Việt Nam đã và đang tái cơ cấu và được khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật.
Chủ động tái cơ cấu để duy trì ổn định sản xuất
Trước tình hình đầy biến động của xuất nhập khẩu, các công ty đã chủ động tái cơ cấu giúp công ty duy trì ổn định sản xuất. Đồng thời tập trung vào việc tối ưu các hoạt động sản xuất và kinh doanh bằng cách tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có.
Các công ty cao su chủ động tái cơ cấu để duy trì ổn định sản xuất ngành cao su
Ngoài ra, các công ty cao su cũng chủ động trước thị trường để linh hoạt trong tiêu thụ sản phẩm, chăm sóc khách hàng hiện tại và mở rộng tìm kiếm khách hàng mới. Ngoài ra, tập trung vào quản lý chi phí sản xuất ngay từ đầu năm để hạn chế ảnh hưởng của biến động nguyên vật liệu và chi phí lao động.
Hiện nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin được áp dụng triệt để nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Các công ty nỗ lực tìm kiếm nguyên vật liệu thay thế hiệu quả, đẩy mạnh gia công bên ngoài để giải quyết hạn chế về mặt bằng và nhân lực. Đồng thời củng cố bộ phận bán hàng và phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường.
Trung Quốc vẫn là thị trường chủ lực xuất khẩu cao su của Việt Nam
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo năm 2024 tiếp tục là một năm có nhiều khó khăn, thách thức trên thị trường quốc tế. Nhu cầu của Trung Quốc – thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam vẫn là yếu tố chủ chốt tác động đến hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Trong tháng 3/2024, lượng xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 52,83% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với gần 61,34 nghìn tấn, trị giá 90,72 triệu USD (Giảm 29,3% về lượng và giảm 24,3% về trị giá).
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các loại cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280) chiếm 55,55% tổng lượng xuất khẩu, với 99,5% lượng này được xuất sang Trung Quốc.
Nguồn: Cục Hải quan Trung Quốc
Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cao su từ Thái Lan, nhà cung cấp lớn nhất, giảm 29,6% xuống còn 588.265 tấn so với năm ngoái. Trong khi đó, Việt Nam, nhà cung cấp lớn thứ hai, chỉ giảm nhẹ 3,1% với 402.669 tấn.
Thị phần trong tổng nhập khẩu cao su từ Việt Nam của Trung Quốc nửa đầu năm 2024 tăng từ 21,2% của năm 2023 lên 22,3%. Trong hơn 10 năm, thị phần của Việt Nam đã tăng từ 4,7% lên hơn 22% như hiện nay. Trái lại, thị phần Thái Lan giảm từ hơn 40% xuống 32,6%, phản ánh sự thay đổi xu hướng nhập khẩu cao su của Trung Quốc.
Hiện tại, giá cao su tự nhiên đang đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm qua do nhu cầu từ ngành công nghiệp xe điện ở Trung Quốc tăng mạnh. Với khoảng 80% tổng lượng cao su xuất khẩu từ Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc, mở ra cơ hội lớn cho ngành cao su Việt Nam.- Nguồn: https://viracresearch.com/nganh-cao-su-viet-nam-tang-truong-manh/
Tham Gia RUBBERTECH VIETNAM 2024
Triển lãm RUBBERTECH EXPO Vietnam 2024, diễn ra từ ngày 27-29/11/2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh sẽ mang đến cơ hội tuyệt vời để bạn cập nhật những xu hướng mới nhất, gặp gỡ các chuyên gia hàng đầu và mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình. Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia sự kiện quan trọng này để tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất, xu hướng mới nhất trong lĩnh vưc cao su công nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tạo nên thành công cho ngành công nghiệp cao su Việt Nam và toàn cầu!
Đăng ký ngay tại RUBBERTECH VIETNAM 2024 để không bỏ lỡ!
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập rubbertechexpo.vn.